$nbsp;

X

Taxi Nội Bài Đi Tỉnh Giá Rẻ Trọn Gói

Taxi nội bài đi hàng hành hà nội

Taxi nội bài đi hàng hành hà nội

Ngõ Hàng Hành dài hơn 170m với chừng năm mươi số nhà cả bên chẵn, bên lẻ, nằm gần như vuông góc với đoạn cuối phố Lương Văn Can nối vào phố Lê Thái Tổ, sát kề Hồ Gươm. Không mấy ai biết, người xưa đã coi Hàng Hành là một trong những “phố hàng” của Thăng Long, dù là phố nhỏ.
 
 

Buổi sáng Hàng Hành                                                                                        Nguồn: yume.vn

Hàng Hành nằm xây lưng với phố Hàng Gai có nhiều hàng tơ lụa nổi tiếng. Nghe tên, người ta cứ nghĩ rằng, “phố hàng” này xưa kia là nơi buôn bán hành, có người còn mường tượng ra những sạp hàng bán hành củ từng hiện diện ở đây (!) Thời xưa xa, nơi này là một thôn nhỏ, lối đi lầy lội, chắc không phải là khu vực buôn bán. Khoảng thế kỷ XVIII, nhiều người từ Nhị Khê, huyện Thường Tín lên Thăng Long mang theo nghề tiện gỗ, đã cư ngụ ở đây. Thời ấy, những chiếc máy tiện gỗ đạp chân kêu xành xạch, hoạt động suốt ngày. Khách hàng gần xa cũng suốt ngày tới đây để cất hàng, từ mâm bồng, chân đèn nến, ống hương, cho đến những con tiện, con quay… Cũng từ những người thợ tiện gỗ khéo tay và tháo vát ấy mà ở phố Hàng Gai chuyên bán hàng tơ lụa kề bên đã có thêm nghề khắc dấu, triện và cả khắc ván in. Chính những người thợ tiện Nhị Khê đã dựng ở đây ngôi đền thờ ông Đoàn Tài, người xã Nhị Khê, là Tổ nghề tiện gỗ. Đền này hiện thuộc số nhà 11, người ta gọi là Nhị Khê vọng từ. 

Dù chỉ là một phố nhỏ như người xưa gọi, hay là cái ngõ như người nay quy định, Hàng Hành có đến hai đền thờ Tổ nghề – điều hiếm thấy trong các phố phường Hà Nội. Vì sao người Thăng Long xưa gọi là “phố Hàng Hành”? Gọi là “phố” thì rõ rồi, các “phố hàng” của Hà Nội được ghi nhận với tiêu chí quan trọng nhất, là nơi tập trung phường thợ hay phường buôn cư ngụ và hành nghề. Nhưng sao lại là Hàng Hành? Không ai dám chắc một lý do, người ta chỉ đoán: “Là do các gia đinh thợ tiện, thợ giày vốn ở quê lên, lúc ấy người thưa đất rộng, đất ven hồ ẩm và giàu phù sa, rất hợp với cây hành, nên người ta đã trồng nhiều vườn hành tươi tốt”. Lại nữa: “Chỗ đầu con phố, khoảng đất rộng bên Hồ Gươm là nơi những nhà trồng hành ở Láng thường tập kết hành củ, để người buôn đến cất và đem bán ở các chợ”… Là người ta đoán thế. Mà đoán thì chỉ là nói mò. Cuộc đời biến cải, Hàng Mắm đâu còn là phố buôn bán mắm, Hàng Trống bây giờ toàn các hiệu may mặc, đố ai mua được buồm ở phố Hàng Buồm…, lâu dần, những sự lạ đó cũng sẽ khó giải thích. Nhưng mà lạ nhất là Hàng Hành chứ không phải là Tiện Gỗ hay Giày Da. Và lạ hơn nữa, từ thuở nơi đây còn là một lối đi nhỏ chỉ đủ cho xích lô và ba gác vào ra, người Hà Nội đã gọi là phố Hàng Hành; rồi đến năm 1952 khi mở rộng đường Lê Thái Tổ, người ta cũng tiến hành mở rộng phố này thêm dăm mét về bên số lẻ. Từ đó, Hàng Hành càng rộng rãi, người và xe đi lại thoáng đạt như những phố khác, nhưng, tấm biển chỉ đường và trên bản đồ du lịch ngày nay lại ghi là ngõ Hàng Hành.

Cách nay chừng vài chục năm, Hàng Hành không một chút dáng vẻ của một phố “hàng” hay phố “nghề”, không mấy người qua lại như các phố “hàng” khác. Nếu không có những tiếng còi ôtô ngoài đường Lê Thái Tổ vọng vào, thì người ta ít khi nghĩ rằng, Hàng Hành ở kề cận Hồ Gươm đông vui tấp nập bậc nhất Thủ đô. Phố này thưa thoáng và tĩnh mịch. Nhiều khi tiếng chuông leng keng uể oải, mệt mỏi của những chiếc xích lô tạt vào trú đêm, nghe thật buồn tẻ. Xưa kia, nhà văn Tam Lang Vũ Đình Chí tá túc ở Hàng Hành một thời gian, ấy là những ngày ông đi vào đời sống người lao động làm thuê, trực tiếp làm phu kéo xe, rồi viết thiên phóng sự danh tiếng Tôi kéo xe. Ngôi nhà 15B Hàng Hành ngày nay là nơi Tam Lang từng sống ngày xưa, một thời đã khá nhiều văn nhân tài tử Hà thành lui tới gặp gỡ, đàm đạo… Cuối thế kỷ XX, ngõ Hàng Hành thay đổi rất nhanh, đến mức có thể nói là thoát xác, từ một lối phố của người lao động làm thuê trở thành lối phố ẩm thực đông đúc. Cả ngõ chưa tới 50 số nhà thì đã có gần hai chục hàng ăn mà chủ yếu là những món tiêu biểu của khẩu vị Hà Nội như bún mọc, miến lươn, xôi gà, nhất là bún thang. Đó là những món ăn mà người xa Hà Nội lâu thường da diết nhớ về. Chúng tôi có lần đã tiếp một nhà thơ Mỹ gốc Việt mà nguyện vọng của anh là đến ngõ Hàng Hành, vì ở đây có bún thang “ngon như bún thang Hà Nội hơn nửa thế kỷ trước”. Nói chuyện với anh mới biết, nhiều người Việt ở Mỹ về thăm Hà Nội đều đến Hàng Hành vì bún thang!

Nếu Hàng Hành là một phố ẩm thực thì có phần phát lên về thức uống. Có gần hai chục cửa hiệu nào là trà Lipton, trà Dilmah…, đặc biệt hơn cả là café. Mấy chục năm trước, người Hà Nội sành café thường tới các quán như Café Giảng ở phố Hàng Gai, Café Lâm ở phố Nguyễn Hữu Huân, Café Nhĩ ở phố Hàng Cá… Giờ đây, khách sành điệu tìm đến với Hàng Hành đông hơn rất nhiều. Như Café Nhân ở nhà 39C với cơ ngơi bề thế và đông khách bậc nhất không chỉ ở Hàng Hành mà của cả Hà Nội. Ở đây café đặc sánh và thơm như mời gọi, nên khách đến đông ngàn ngạt từ sáng sớm tới nửa đêm. Thành công của Café Nhân kéo theo sự nở rộ quán café giải khát ở Hàng Hành. Ở đây còn có các gallery xen kẽ quán ăn và quán café. Dường như ẩm thực và hội họa khá hợp với nhau. Nhiều người, sau tách café sáng đi tới phòng tranh gần kề để lặng lẽ chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hội họa. Thêm nữa, một số chủ hiệu café còn dành một góc nhà hàng, tạo hệ thống chiếu sáng thật đẹp, mời một số họa sỹ nổi tiếng đem tranh đến bày. Ở đây, những người yêu cái đẹp có được không gian nghệ thuật sâu lắng, và hương vị café dường như trở nên ngon, thấm thía vô cùng. Và đôi ba người trong số họ, những người đã cao tuổi, bỗng hoài niệm về quá khứ xa xưa của lối phố mình đang thưởng thức nghệ thuật và ẩm thực, rồi bâng khuâng tự hỏi: nhưng mà, đây là phố Hàng Hành hay ngõ Hàng Hành nhỉ?

TAXI NỘI BÀI CHUYÊN ĐÓN TẠI SÂN BAY NỘI BÀI ĐI HÀNG HÀNH HÀ NỘI GIÁ CHỈ TỪ 250K ,LIÊN HỆ:0977324145/0988227856.