$nbsp;

X

Taxi Nội Bài Đi Tỉnh Giá Rẻ Trọn Gói

Taxi nội bài đi hàng bạc phố cổ hà nội

Taxi nội bài đi hàng bạc phố cổ hà nội

TAXI NỘI BÀI ĐI HÀNG BẠC PHỐ CỔ HÀ NỘI GIÁ CHỈ 250K VÀ ĐI CÁC TỈNH GIÁ CHỈ 7K/KM,LIÊN HỆ:0977324145/0988227856.

Phố Hàng Bạc nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Vào thời thuộc Pháp cuối thế kỷ XIX phố có tên tiếng Pháp là Rue des changeurs (phố của những người đổi tiền). Từ năm 1945 phố được đổi tên thành Hàng Bạc.

Phố Hàng Bạc ngày nay thuộc phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Toàn phố có chiều dài khoảng 0,5 km nằm theo hướng Đông – Bắc. Đầu phố phía Tây là ngã tư giáp với các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bồ. Đầu phố phía Đông giáp phố Hàng Mắm. Hàng Bạc nằm cách Hồ Hoàn Kiếm 0,3 km về phía Bắc.

Do ông Lưu Xuân Tín được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình, kéo người trong họ hàng và người làng Trâu Khê (hay Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang – Hải Dương) ra đây mở phường đúc bạc, thành lập trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc. Căn cứ theo nội dung ghi tạc trên tấm bia đặt tại đình Dũng Hãn (ở số nhà 42) thì phố Hàng Bạc được thành lập vào thời nhà Lê hoặc sớm hơn một chút. Thời kỳ này, Hàng Bạc thuộc về phường Đông Các, huyện Thọ Xương. Vào thời Nguyễn, đất Hàng Bạc thuộc thôn Dũng Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội.[1]

Nghề kim hoàn truyền thống trên phố Hàng Bạc ngày nay có lịch sử phát triển từ một làng nghề khác ở Bắc Bộ, đó là làng Làng Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Dưới triều vua Lê Thánh Tông (thế kỷ 15), vị quan thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín, ông vốn là người làng Châu Khê, được triều đình giao việc thành lập một xưởng đúc bạc nén (đơn vị tiền tệ dùng để trao đổi lấy hàng hoá) ở kinh thành Thăng Long (là Hà Nội ngày nay). Đầu thế kỷ 19, khi triều Nguyễn chuyển vào Huế có mang theo theo cả xưởng đúc bạc nén vào trong đó. Bấy giờ, phần lớn thợ Châu Khê còn ở Thăng Long vẫn tiếp tục với nghề kim hoàn truyền thống của mình, họ thành lập phường thợ ở tại phố Hàng Bạc ngày nay. Ngoài ra, Hàng Bạc còn tập trung cả thợ vàng bạc ở Định Công và Đồng Tâm tới lập nghiệp[2]

Qua những thời kỳ thăng trầm phát triển nghề, không chỉ người thợ làng gốc, ngay cả người Châu Khê đang làm ăn sinh sống ở phố Hàng Bạc vẫn rất gắn bó, hỗ trợ nhau từ nghề nghiệp, buôn bán, đến sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Sống ở “phố” nhưng họ vẫn giữ tình “làng”, cứ đến ngày 19 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhiều gia đình lại trở về để cùng dự hội làng, làm lễ dâng hương báo công với Đức Thành Hoàng và giỗ Tổ nghề kim hoàn.