$nbsp;

X

Taxi Nội Bài Đi Tỉnh Giá Rẻ Trọn Gói

Taxi nội bài đi hàng hành hoàn kiếm hà nội

Taxi nội bài đi hàng hành hoàn kiếm hà nội

Trước hết phải xin thưa ngay với độc giả rằng tôi không hề được sinh ra tại con ngõ nhỏ Hàng Hành mà ngày nay nổi tiếng là… phố cà phê, phố điểm tâm, phố chơi đêm, phố sinh viên hay phố Tây… như bà con Hà thành thường nói vậy mỗi khi nhắc tới nó.

08-58-58_trng-18
 

Cái đáng kiêu hãnh nhất cho tôi là tuy sinh ra ở thành phố Nam Định vào nửa đầu thế kỷ XX, song hầu như toàn bộ thời thơ ấu cũng như thời thanh niên học sinh, sinh viên của tôi đã gắn chặt với ngôi nhà số 6 ngõ Hàng Hành Hà Nội. Vâng, tôi đã cư ngụ tại số nhà nói trên của ông ngoại tôi từ năm tôi 2 tuổi cho tới lúc tôi đã 37 tuổi đời.

Không biết trước năm 1940 con ngõ nhỏ Hàng Hành có diện mạo ra sao chứ khi tôi tới cư ngụ thì nó khác xa bây giờ. Hàng Hành thuở ấy là một cái ngõ ngoằn nghèo với rãnh nước thải lộ thiên hôi thối và các căn nhà thì thấp bé, cái thòi ra, cái thụt vào hết sức lộn xộn. Từ đường phố Lương Văn Can đi vào ngõ Hàng Hành là một con đường trải đá răm lồi lõm. Phía bên tay trái là các ngôi nhà xây nhô ra thụt vào như đã kể trên, còn phía bên tay phải là một dãy nhà to lớn hơn và và tương đối thẳng hàng. Dãy nhà này phần lớn là các nhà xưởng, cái làm xưởng tiện gỗ, cái làm xưởng dệt, may, cái lại là xưởng khâu giày vải, giày da và dép săng đan các loại.

Ngay ngôi nhà số 6 tôi ở cũng chỉ là một xưởng tiện gỗ với khoảng 8 bàn tiện đạp chân suốt ngày xoèn xoẹt tung ra đầy sàn nhà các phoi tiện gỗ sáng trắng và ẩm ướt. Điều đáng nhớ nhất ở dãy nhà bên phải này là muốn vào nhà ở hay vào các xưởng người ta đều phải bước lên những tấm ván gỗ dày bắc qua chiếc cống lộ thiên đen kịt và hôi hám nói trên mới vào tới các bậc thềm gạch xây hay đất nện… rất đơn sơ.

Hàng Hành lúc tôi về ở là một con ngõ cụt, không thông được với ngõ Bảo Khánh, là nơi sinh sống và làm ăn của người lao động nghèo, phần đông từ làng quê Nhị Khê (Thường Tín – Hà Đông) kéo ra làm nghề tiện gỗ. Còn ở cuối ngõ là một số hộ khác làm nghề khâu may giày dép da từ hai làng Chắm trên và Chắm dưới thuộc tỉnh Hải Dương kéo ra.

Cuối ngõ, chỗ quán cà phê Nhân nổi tiếng bây giờ, là một ngôi nhà 4 gian nhỏ bé có vườn rau, giếng nước y xì cảnh làng quê… Giếng nước này hầu như được dùng để cấp nước cho cả xóm giày da cuối ngõ. Còn vườn rau thì được rào sơ sài bằng các thanh tre nứa thấp tè. Lũ trẻ chúng tôi muốn qua ngõ Bảo Khánh chơi thường lén chui rào hoặc nhảy đại qua hàng rào lúc chủ nhà không để ý là xong.

Cũng cần nói thêm rằng hầu như 80% dân ngõ là người làng Nhị Khê quê ngoại của tôi, nên các hộ đã hùn tiền xây cất một ngôi đình đồ sộ ngay đầu ngõ, nơi số nhà 11 bây giờ. Đình Hàng Hành to lớn bao nhiêu thì Phả Trúc Lâm (số nhà 40 ngày nay) nơi thờ ông tổ nghề giày da của dân khâu giày hai làng Chắm Hải Dương càng nhỏ bé và khiêm tốn hơn, tương xứng với vị thế của những người đến ở sau…Nay vật đổi sao dời, đình Hàng Hành bị chiếm làm nhà ở, nhiều người không thấy đình, chỉ thấy Phả Trúc Lâm nên ngộ nhận đó là đình Hàng Hành, các sách báo cũng ghi nhận vậy, thật là đáng tiếc!

Lại nói về nguồn gốc cái tên ngõ Hàng Hành. Đây cũng là ngõ duy nhất ở Hà Nội không đi kèm với phố. Theo sự giải thích của ông ngoại tôi, một nhà nho cháu nội đời thứ 14 của cụ Tổ Nguyễn Trãi, sở dĩ ngõ có tên Hàng Hành là bởi ngày xưa sông Tô Lịch chảy theo tuyến đường Hàng Cân, Lương Văn Can…đổ vào hồ Hoàn Kiếm đã tạo nên một dãy bến cho bà con các làng rau ra bóc vỏ, rửa hành, “làm hàng” cho ngon mắt trước khi gánh hàng vào chợ huyện Thọ Xương (nơi có Nhà Thờ lớn Hà Nội bây giờ) với lối đi băng ngang phường Bảo Khánh rồi qua cả phường Hàng Trống nữa…

Cũng theo ông ngoại tôi kể, xưa thành Thăng Long có rất nhiều dân tứ xứ tụ hội về làm ăn nên họ lập ra các Phường như Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Đồng, Hàng Mắm, Hàng Chĩnh, Hàng Mây, Hàng Mã…

Các Phường đếu có vòng rào vây quanh nhằm bảo vệ an ninh. Họ chỉ để một ngõ để ra vào và đầu ngõ ghi rõ tên Phường làm mặt hàng gì, bán mặt hàng gì cho người tiêu thụ biết. Vậy là các ngõ ra đời trước các Phố. Hàng Hành là ngõ duy nhất ở Hà Nội không có phố vì nó ở sau lưng phố Hàng Gai và phía trước mặt lại có Hồ Hoàn Kiếm chắn ngang không thể nào mở thêm phố được… Thời Pháp thuộc ngõ này còn có dòng tên Tây trưng trên bảng nhỏ gắn ngay đầu ngõ: Ruelle des Oignons!

Dân Hàng Hành hầu như chỉ toàn thợ tiện gỗ. Nhà nào cũng có các bàn tiện đạp chân. Với bàn tay tài khéo và óc thẩm mỹ tinh tế người thợ đưa lưỡi dao tiện bén ngọt lướt trên các khoanh gỗ xù xì và tạo nên các vật dụng quý phục vụ đời sống người dân Hà thành khi đó. Những năm tuổi trẻ tôi đã chứng kiến hàng ngày những ông chú bà cô, người anh hoặc chị họ ngồi lên bàn tiện và làm ra những quân cờ, mâm gỗ, bát gỗ, các con tiện cầu thang, những đồ thờ cúng như bát nhang, lư gỗ, chân đèn chân nến…

Hàng tiện gỗ của họ được bán dưới dạng mộc để rồi sau đó dân phường khác lo sơn son thếp vàng hoặc nhuộm phẩm màu nhìn thật mát mắt…Sản phẩm gỗ tiện của dân ngõ Hàng Hành nổi tiếng và được thương lái mua từng lô mang đi khắp đất nước thậm chí bán ra các nước gần xa.

Còn như ở cuối ngõ, các xưởng giày dép da nhỏ bé của các gia đình đều là nơi làm ra các loại giày dép da thượng hạng của Hà Nội. Muốn đóng giày dép da các nhà thường phải có các sân sau làm chỗ thuộc da, nhuộm màu từng “con da” sau đó mới tới khâu pha lọc con da để phân loại dành khâu giày hay dép…

Những người thợ đóng giày hồi đó thường áp các miếng da lên cái phom gỗ hình bàn chân người để rồi dùng búa gỗ nện để căng kéo miếng da theo ý mình. Khi đạt được dáng hình như ý, họ dùng đinh đóng các mép da vào phom tạo nên chiếc giày mình định đóng. Dưới bàn tay tài khéo của họ những đôi “giày Tây” cao cổ hoặc thấp cổ, những đôi giày Gia Định đen bóng, những đôi săng-đan dành cho tuổi học trò… đã ra lò và đàng hoàng xuất hiện trên giá gỗ trong tủ kiếng trưng đồ của các tiệm bán giày ở các phố Hàng Da, phố Hà Trung hay Hàng Bông và Hàng Giày, Hàng Giấy cũng như tại các sạp hàng to lớn trong chợ Đồng Xuân…

 

Là dân lao động, bà con sống với nhau như một gia đình lớn. Phần lớn dân ngõ đều có họ với nhau hoặc gần hoặc xa. Khi nghề tiện phát triển mạnh một số dân Nhị Khê lại kéo qua phố Hàng Gai hay ngõ Tố Tịch (còn có tên là ngõ bắt đái, vì cảnh sát Pháp thường rình bắt được nhiều người đi chơi quanh hồ Hoàn Kiếm về tới đây mắc tiểu phải lo dốc bầu tâm sự nơi góc khuất! ) mở các tiệm bán đồ thờ bằng gỗ hoặc khắc dấu gỗ…

Cũng tại ngõ Hàng Hành, có ngôi nhà số 5 cổ kính và thấp bé là nơi cư ngụ của ông Khuyến thợ mộc, người đã chỉ huy tốp thợ dựng lễ đài Ba Đình cấp tốc kịp đón Cụ Hồ và Chính phủ cách mạng lâm thời ra mắt quốc dân và công bố bản Tuyên ngôn Độc lập bất hủ vào ngày 02-9-1945. Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ đội tự vệ chiến đấu của ngõ Hàng Hàng cũng đã giao chiến nhiều trận rất oai hùng bất chấp quân Pháp được trang bị đầy đủ và được rèn kỹ thuật tác chiến rất bài bản.

Lúc Hà Nội bị Pháp trở lại chiếm đóng, các thanh niên yêu nước của Hàng Hành vẫn tiếp tục hoạt động bí mật chống quân xâm lược. Họ thường tổ chức rải truyền đơn kêu gọi bà con ủng hộ cách mạng với cả tinh thần và vật chất… Những ngày kỷ niệm lớn của cách mạng dân tộc, thanh niên tiền phong của Ngõ Hàng Hành còn tổ chức treo cờ đỏ sao vàng ngay trên nóc Tháp Rùa của Hồ Gươm nhằm cổ xúy tinh thần yêu nước của đồng bào và thách thức lũ thực dân xâm lược và tay sai… Qua các vụ treo cờ này người dân Hàng Hành càng thêm yêu quý những anh Tự vệ Thành nửa đêm bơi ra Tháp Rùa treo cờ cách mạng như Tư Bủng (thợ may) và anh Ất (thợ tiện)…

Sau ngày kháng chiến thắng lợi, quân ta “trùng trùng say trong câu hát” rầm rập kéo về Thủ đô, những gia đình giàu có của Hàng Hành cũng đã đi Nam, bỏ lại những nhà xưởng trống hoác vô chủ hoặc những căn nhà ở to lớn không người quản lý. Thế là các căn nhà đó biến thành các khu nhà ở tập thể cho những hộ dân Hà Nội mới kéo về cư ngụ.

Thôi thì đủ mọi thứ dân tứ xứ kéo về. Các căn nhà lớn nhất hẻm đều có tên gọi mới: khu tập thể Bộ Công An; khu tập thể Bộ Nông trường; khu tập thể Bộ Lâm nghiệp…Ngõ Hành Hành yêu quý của tôi chỉ còn là một xóm dân công chức mới ở lẫn với dân lao động nghèo không có điều kiện hoặc không muốn di cư vào Nam theo các ông bà chủ rủ rê. Ngõ Hàng Hành đã lột xác hẳn thành khu nhà của cán bộ hay viên chức chung sống với các hộ sản xuất thủ công chuyên tiện gỗ và khâu giày da truyền thống…

Taxi nội bài đi hàng hành hoàn kiếm hà nội giá chỉ 250k,hà nội đi nội bài giá 180k.liên hệ:0977324145/0988227856.