$nbsp;

X

Taxi Nội Bài Đi Tỉnh Giá Rẻ Trọn Gói

Taxi nội bài đi hàng trống hoàn kiếm hà nội

Taxi nội bài đi hàng trống hoàn kiếm hà nội

TAXI NỘI BÀI ĐI HÀNG TRỐNG HOÀN KIẾM HÀ NỘI VÀ ĐI CÁC ĐỊA ĐIỂM TẠI HÀ NỘI GÁI RẺ,LIÊN HỆ:0977324145/0988227856

Phố Hàng Trống dài 431m, rộng 8m. Từ ngã tư Hàng Gai – Hàng Bông đến phố Lê Thái Tổ, cạnh phúa tây Hồ Gươm.

Phố Hàng Trống dài 431m, rộng 8m.

Từ ngã tư Hàng Gai – Hàng Bông đến phố Lê Thái Tổ, cạnh phúa tây Hồ Gươm.

Đây là phần đất của nhiều thôn xóm cũ: đoạn giáp phố Hàng Gai là đất thôn Cổ Vũ; đoạn giữa là thôn Khánh Thụy Hữu và đoạn cuối là thôn Tự Tháp. Tất cả các thôn này đều thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Thời Lý – Trần thuộc phường Tàng Kiếm.

Khi mới chiếm Hà Nội, Pháp gọi đó là phố Thợ Thêu (rue des Brodeurs). Phố này là phố được xây dựng lại theo kiểu châu Âu đầu tiên của Hà Nội thời Pháp thuộc. Cho dù được mở rộng và làm đẹp lên rất nhiều so với trước nhưng phố Thợ Thêu chỉ gần như sạch sẽ vào năm 1884. Năm 1889, các nhà tranh cuối cùng của Hà Nội bị dỡ tại phố này và phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền). Năm 1890 phố Thợ Thêu được đổi thành phố Guyn-phe-ry (rue Jules Ferry). Dọc theo phố Guyn-phe-ry có đền Đông Hương; đình Nam Hương; dinh thự của Phó Toàn quyền Đông Dương (Hotel du Secrétaire général du Gouvernement general de l’Indochine) được xây dựng từ năm 1902, nay được dùng làm Trụ sở của Báo Nhân Dân. Năm 1945 đổi tên thành phố Hàng Trống, các lần đổi tên sau vào các năm 1949 và 1951 vẫn giữ nguyên tên phố Hàng Trống.

Nay thuộc phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.

Ngày trước phố Hàng Trống có mấy nghề chính như sau:

Nghề làm trống của những người dân làng Liên Thượng (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hải Hưng) tới đây cư trú. Đủ loại trống được sản xuất và bày bán: trống cái, trống con, trống bản, trống cơm, trống bồng…

Nghề làm lọng của dân Đào Xá (nay thuộc Thường Tín, Hà Nội) di cư lên đây. Họ làm lọng, làm tàn, làm tán bán cho quan lại và đền chùa đình miếu.

Nghề thứ ba là nghề vẽ tranh, của chính dân làng Tự Tháp. Ở đất Bắc Hà xưa có hai lò tranh nổi tiếng thì đây là một (còn một của làng Đông Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh). Tranh Hàng Trống chỉ dùng ván in in những nét vẽ chính. Còn màu sắc thì tô bằng tay. Do đó tranh Hàng Trống có bảng màu rất phong phú. Đề tài ở đây cũng hợp với nhiều sở thích khác nhau: tranh thờ như tranh Ngũ Hổ, Bạch Hổ…, tranh tứ bình mail an cúc trúc hay hoa điểu với những đường nét uyển chuyển mềm mại, màu sắc tươi sáng, kèm theo những câu thơ gợi cảm, hàm xúc, nét bút bay bướm… lại có cả những tranh lịch sử trang nghiêm diễn tả các nhân vật anh hùng: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo… những bức tranh gà, tranh cá, tranh Tố nữ… vẫn được phổ biến rộng rãi và bút pháp tranh Hàng Trống hiện nay vẫn được các họa sĩ trân trọng trong những tranh Tết với đề tài mới.

Các cửa hàng làm trống, làm lọng, in tranh đều ở đoạn đầu và đoạn giữa phố. Còn đoạn cuối phố là các cửa hiệu thêu của những người quê vùng Quất Động, Hướng Dương (thuộc huyện Thường Tín, Hà Nội). Vì vậy đoạn phố này cho tới đầu thế kỷ XX vẫn còn gọi là phố Hàng Thêu. Ca dao Hà Nội thời đó còn có câu:

Người đài các, kẻ thanh tao

Qua Hàng Thợ Tiện lại vào Hàng Gai

Hàng Thêu, Hàng Trống, Hàng Bài…

Phố Hàng Trống hiện còn hai ngôi đền cũ. Ở giữa phố, số nhà 82, là đền Đông Hương còn gọi là đền Hàng Trống. Đền thờ một đào nương. Có hai cách kể về lai lịch người ả đào này. Cách thứ nhất kể rằng đây là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhất là lại có giọng hát tuyệt diệu. Nhưng chính giọng hát này đã khiến cô mang họa: quan lại đã bắt cô đem nộp vào phủ chúa Trịnh làm con hát. Chúa Trịnh say giọng hát của cô. Thế là vương phi nổi cơn ghen, đang đêm phục rượu cho cô say rồi sai lính đem chôn sống! Bị oan khuất cô “hiển thánh” bắt mụ vợ chúa Trịnh đó đền tội. Và ngôi đền chật hẹp ở phố Hàng Trống chính là làm trên nấm mộ người bạc mệnh.

Cách thứ hai kể khác hẳn: đây là một đào nương đã có công dụ một toán lính xâm lược nhà Minh chui vào bao tải tránh muỗi để rồi ném tất cả xuống sông. Vì vậy vua Lê Thái Tổ đã cho dựng đề thờ để ghi công. Bức hoành phi treo trên cửa đền với bốn chữ “Khiển Thiên chí muội” có nghĩa là “Ví như em gái trời”, cũng là có ý ca ngợi người đào nương này.

Còn ở cuối phố, số nhà 75 là đình Nam Hương, thờ thần Bạch Mã và Linh Lang (xem mục Hàng Buồm và Cầu Giấy).

Ngày đó phố Hàng Trống còn được tính đến tận ngã tư Tràng Thi, so với ngày nay còn là đoạn cuối phố Lê Thái Tổ nên đồn cảnh sát đóng tại cuối phố (nay là trụ sở Công an Hoàn Kiếm) vẫn có tên là bốt (Poste) sở cẩm (commissariat) Hàng Trống… Chỗ nay là trụ sở Công ty Intimex (30-32 Lê Thái Tổ) thì năm 1889 là khách sạn lớn nhất Hà Nội thời đó có tên là Hotel du Lac (Khách sạn bên hồ), sau đổi là Grand Hotel (Đại khách sạn). Năm 1901, khách sạn này giải tán nhường chỗ cho phòng Thương mại – Canh nông và trường Cao đẳng Thương mại, tồn tại đến tận 1945.

Sát cạnh đền Nam Hương, có một ngôi nhà suốt trong thời gian chống Mỹ (1955 – 1975 đã được đặt làm Câu lạc bộ Thống nhất, một câu lạc bộ dành cho cán bộ miền Nam tập kết. Thời Pháp thuộc đó là trụ sở của hội Khai trí tiến đức, do người Pháp và một số quan lại lập ra vào năm 1919 để tô điểm cho chế độ thực dân, phong kiến của chúng. Ngay sau khi cách mạng thành công, nhà này trở thành trụ sở của hội Văn hóa cứu quốc. Tới lúc Quốc hội khóa I được bầu (6/1/1046) thì ngôi nhà này đó được dùng làm trụ sở của Ban Thường trực Quốc hội. Nay ngôi nhà này là trụ sở Cục Văn hóa cơ sở thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Trong những ngày đầu của cuộc Toàn quốc kháng chiến, phố Hàng Trống là nơi diễn ra những trận đánh xuất sắc của quân và dân Hà Nội.