$nbsp;

X

Taxi Nội Bài Đi Tỉnh Giá Rẻ Trọn Gói

Taxi nội bài đi phố bà triệu hà nội

Taxi nội bài đi phố bà triệu hà nội

TAXI NỘI BÀI CHUYÊN ĐÓN TẠI SẢNH SÂN BAY NỘI BÀI VỀ PHỐ BÀ TRIỆU HÀ NỘI GIÁ CHỈ 250K VÀ HÀ NỘI ĐI NỘI BÀI GIÁ CHỈ TỪ 180K.LIÊN HỆ:0977324145

Tên một phố lớn, chạy từ ngã tư Hàng Khay – Tràng Thi, Lê Thái Tổ – Bà Triệu, đến đường Đại Cồ Việt, dài 1900m, thuộc quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng, cắt qua các phố: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Nguyễn Du, Trần Nhân Tông, Tuệ Tĩnh, Tô Hiến Thành, song song với phố Huế.

Trước đây, phần đầu phố Bà Triệu (chỗ đền Vũ Thạch) có tên là Hàng Giò. Quãng ngã tư Trần Hưng Đạo đến phố Nguyễn Du có tên là Hàng Kèn, có một cái dốc gọi là dốc Hàng Kèn (thay Dốc Miếu Cây Thị), có thể là dấu vết tường luỹ phía Đông của Phủ Chúa Trịnh cũ. Đến thời Pháp thuộc phố này tách làm hai phố. Phần đầu, từ Hàng Khay đến Nguyễn Du mang tên Gia Long. Từ Nguyễn Du đến Đại Cồ Việt mang tên Lê Lợi. Sau năm 1945, phố Gia Long đổi là phố Mai Hắc Đế; phố Lê Lợi đổi thành phố Bà Triệu. Thời kỳ tạm chiến (1947) lại được đổi thành Gia Long. Từ 1954, đổi lại thành phố Bà Triệu. Phố Mai Hắc Đế từ Trần Nhân Tông đến Đại Cồ Việt.

Dọc phố này có rất nhiều công trình xây dựng mới, đặc biệt là các nhà hàng kinh doanh đồ gia dụng, trụ sở các tổ chức kinh tế, du lịch, văn hoá, y tế (bệnh viện Mắt, Nhà xuất bản Thanh niên, Nhà xuất bản Kim Đồng, Thư viện Hà Nội…)

Đây nguyên là phần đất của nhiều làng cũ, theo thứ tự từ Bắc tới Nam là các làng Vũ Thạch, Phúc Lâm, Phúc Cổ, Hồi Mỹ, Long Hồ, thuộc tổng Tả Nghiêm (sau đổi là tổng Kim Liên), thôn Thể Giao thuộc tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xưong cũ. Dấu vết của các làng, thôn ở đây là các đền, miếu, đình và chùa. Chùa làng Vũ Thạch nhà số 13 và 13b. Đình làng Hội Mỹ nhà số 9 Bùi Thị Xuân, chùa Chân Tiên nay ở số nhà 151 Bà Triệu; chùa Vân Hồ, mặt chính ở phố Lê Đại Hành, cổng sau thông ra phố Bà Triệu, đình Phục Cổ ở số nhà 14 Nguyễn Du.

Phố mang tên Bà Triệu, người anh hùng dân tộc khởi nghĩa chống bọn cai trị nhà Ngô vào những năm 247-248 quê vùng Ngàn Nưa, tức là khu vực giáp giới giữa hai huyện Nông Cống – Triệu Sơn, Thanh Hoá ngày nay.

Bà sinh năm 226, hy sinh vào năm 248. Họ tên bà theo sử cũ ghi là Triệu Ẩu hay Triệu Thị Trinh. Năm 247, Bà Triệu đã lãnh đạo nhân dân vùng Ngàn Nưa đứng lên khởi nghĩa chống quân Ngô. Nghĩa quân tiến đánh dũng mãnh. Nhưng quân khởi nghĩa đã gặp phải sự chống trả dữ dội của quân Ngô. Trong thế cùng, lực tận, bà đã tuẫn tiết. Nay còn lăng mộ và đền thờ bà trên ngọn núi Tùng ở Phú Điền, huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá.